Pháp luật lao động được áp dụng và thực hiện đầy đủ là một trong những nhân tố góp phần quan trọng vào sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động.
BẢNG GIÁ CHI TIẾT DỊCH VỤ BHXH - BHYT
(Áp dụng từ 01/06/2012)
ĐVT : VNĐ/lần
STT | SỐ LƯỢNG LĐ ĐĂNG KÝ (NGƯỜI) | THỜI GIAN | GIÁ TRỌN GÓI |
1 | Dưới 05 người | Tùy hồ sơ | 3.000.000 |
2 | Từ 05 người đến 10 người | Tùy hồ sơ | 3.500.000 |
3 | Từ 10 người đến 20 người | Tùy hồ sơ | 4.000.000 |
4 | Nhất việt theo dõi hồ sơ BHXH hàng tháng. | 400.000 - 800.000/tháng |
Lưu ý :
- Giá trên chưa bao gồm toàn bộ các khoản lệ phí nộp cho cơ quan nhà nước, thuế GTGT.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỊCH VỤ BHXH - BHYT
BƯỚC 1 :TƯ VẤN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
- Tham khảo và tư vấn về tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
- Lựa chọn phương án tốt nhất để giảm tối đa mức đóng BHXH cho người sử dụng lao động.
- Tư vấn, soạn thảo hợp đồng lao động.
- Tư vấn, soạn thảo nội quy, quy chế lao động.
- Tư vấn, tham gia đàm phán, soạn thảo thoả ước lao động tập thể.
- Tư vấn, tham gia giải quyết các tranh chấp về lao động.
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến bảo hiểm xã hội, chế độ lao động.
BƯỚC 2 : TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ BHXH, BHYT, BHTN
- Đối với người nước ngoài
- Đối với người Việt Nam
- Các trường hợp cần lưu ý
- Công ty mới phát sinh LĐ: Tiến hành đăng ký như phần B
- Công ty đã PS LĐ từ những năm trước: Nếu đã đăng ký lao động từ những năm trước nhưng chưa đăng ký BHXH, phải làm :
- Làm đăng ký khai trình lao động tại thời điểm hiện tại ( tăng, giảm)
- Đăng ký thang bảng lương, thành lập CĐ, BHXH như bước 2,3,4 ở phần A
- Trường hợp này sẽ bị truy thu bảo hiểm của những nhân viên đã nghĩ việc ( nếu hợp đồng chỉ có 2 tháng thì không bị truy thu). Ngoài ra, còn phải tính số tiền trượt giá nếu lao động phát sinh trước năm 2010.
- Đăng ký BHXH những lần tiếp theo : Công ty đã đăng ký BHXH cho nhân viên rồi, muốn đăng ký thêm cho những nhân viên mới, giảm NV cũ:
- Làm bảng khai trình tăng, giảm LĐ lao động
- Nộp hồ sơ điều chỉnh + đăng ký BHXH như bước 4 ở phần A
BƯỚC 3 : ĐẠI DIỆN THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC
- Đăng ký, theo dõi tiến trình xử lý và nhận kết quả khai trình lao động.
- Đăng ký, theo dõi tiến trình xử lý và nhận kết quả sổ BHXH và thẻ BHYT
BƯỚC 4 : SAU KHI HOÀN TẤT HỒ SƠ
- Đảm bảo mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là thấp nhất.
- Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu
- Hướng dẫn các thủ tục sau khi nhận sổ BHXH và thẻ BHYT
- Tư vấn miễn phí về các qui định về BHXH, BHYT, BHTN sau khi hoàn tất.
DỊCH VỤ QUẢN LÝ BHXH, BHYT HÀNG THÁNG
- Lập các biếu mẫu báo cáo lao động tăng giảm trong tháng
- Nhận sổ và ghi sổ, tờ khai đối với các Lao Động tăng mới
- Ghi và chốt sổ đối với các Lao Động thôi việc
- Giải quyết các chế độ bảo hiểm: Ốm đau, thai sản, dưỡng sức…..
- Đối chiếu, thông báo số tiền phải nộp bảo hiểm hàng tháng
- Tính toán quá trình tham gia BHXH của từng lao động
- Bàn giao các số liệu khi Doanh nghiệp yêu cầu.
Mức phạt chậm đóng BHXH-BHYT
- Mức phạt chậm đóng BHXH
- Từ tháng 01/2007 là: 0,7% /tháng (8,4% / năm)
- Từ tháng 01/2008 là: 0,73%/tháng (0,76%/năm)
- Từ tháng 6/2008 là: 1,1167%/tháng (14%/năm)
- Từ tháng 01/2009 là: 0,667%/tháng (8%/năm)
- Từ tháng 01/2010 là: 0,875%/tháng (10,5%/năm)
- Từ tháng 01/01/2012 là: 1,183%/tháng (14,2%/năm)
- Mức phạt chậm đóng BHYT
- Từ tháng 01/2010 là: 0,667%/tháng (8%/năm)
- Từ tháng 11/2010 là: 0,75%/tháng (9%/năm)
HƯỚNG DẪN
(Tính lãi thời gian truy đóng theo văn bản 3039/BHXH-THU)
Thực hiện mẫu “Danh sách người lao dộng tính lãi chậm đóng” (trên trang web và IMS), công thức tính lãi:
l = d x t x K/12
Trong đó:
- l: lãi chậm đóng
- d: số tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT của tháng truy đóng (theo từng quỹ BHXH, BHYT, BHTN)
- K: mức lãi suất phạt chậm đóng /năm tại thời điểm truy đóng.
- t: tổng số tháng chậm đóng của tất cả các tháng phải truy đóng t = [(t1 + t2) n] : 2
Trong đó:
- t1: số tháng (từ tháng bắt đầu truy đóng đến tháng nộp hồ sơ) - 2
- t2: số tháng (từ tháng kết thúc truy đóng đến tháng nộp hồ sơ) - 2
- n: số tháng (từ tháng bắt đầu đến tháng kết thúc truy đóng)
Lưu ý:
- Tháng truy đóng đầu tiên và tháng nộp hồ sơ không tính lãi (do đó, t1 và t2 phải trừ bớt 2 tháng). Ví dụ: Truy đóng tháng 05/2011 đến 09/2011, nộp hồ sơ trong tháng 10/2011, thì tháng 05/2011 và tháng 10/2011 không tính lãi.
- Nếu không áp dụng công thức: Số tháng tính lãi phải tính từng tháng truy đóng sau đó mới cộng toàn bộ tháng bị tính lãi.
Ví dụ: Tại tháng 10/2011 đơn vị truy đóng cho ông A từ 05/2011 đến 09/2011 với mức lương là 5.000.000 đồng. Mức lãi suất truy đóng BHXH,BHTN/năm: 10,5%, BHYT/năm: 9%.
Tổng số tháng phải tính lãi như sau:
1. Tính thủ công:
- Tiền đóng tháng 05/2011: tính từ tháng 6/2011 đến tháng 09/2011 (tháng 5/2011 và tháng 10/2011 không tính lãi) số tháng tính lãi chậm đóng = 4 tháng
- Tiền đóng tháng 06/2011: tương tự số tháng tính lãi chậm đóng = 3 tháng
- Tiền đóng tháng 07/2011: số tháng tính lãi chậm đóng = 2 tháng
- Tiền đóng tháng 08/2011: số tháng tính lãi chậm đóng = 1 tháng
- Tiền đóng tháng 09/2011: chưa tính lãi = 0 tháng
=> Vậy tổng số tháng phải tính lãi là 4+3+2+1+0=10 tháng
2. Tính công thức:
t = [(t1 + t2) n] : 2 = [(4+0) 5] : 2 = 10
Trong đó:
- t1 = tháng 05/2011 đến tháng 10/2011 – 2 = 6-2= 4
- t2 = tháng 09/2011 đến tháng 10/2011 – 2 = 2-2= 0
- n = tháng 05/2011 đến tháng 09/2011 = 5
Số lãi chậm đóng:
- Lãi BHXH = 5.000.000 đồng X 22% X 10,5%/12 X 10 tháng = 96.250 đồng
- Lãi BHTN = 5.000.000 đồng X 2% X 10,5%/12 X 10 tháng = 8.750 đồng
- Lãi BHYT = 5.000.000 đồng X 4,5% X 9%/12 X 10 tháng = 16.875 đồng
=> Vậy tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH,BHTN,BHYT của ông A là: 121.875 đồng